SAU CÁNH CỬA ĐÃ KHÓA VẪN TIỀM ẨN NHỮNG NGUY CƠ
01-10-2018
( Tài liệu biên sọan từ TTBH DELTA , chỉ có gía trị tham khảo trong hệ thống phân phối Delta )
Qua nhiều nguồn thông tin ghi nhận từ người tiêu dùng các vụ đột nhập vẫn thường xuyên xảy ra với những căn nhà đã được khóa cửa cẩn thận, nguyên nhân chính thường do gia chủ quá tin tưởng vào hệ thống khóa cửa mà quên đi những yếu tố an ninh tối cần thiết khác.
Tài liệu này cung cấp những thông tin tối thiểu để giúp các đại lý tư vấn người tiêu dùng những cách phòng ngừa hữu hiệu và khả thi.
1- XÂM NHẬP BẰNG ĐƯỜNG RUỘT CHÌA:
Vì không có điều kiện thỏai mái về thời gian, không gian, nên kế họach vô hiệu hóa hệ thống khóa cửa chỉ được tính bằng phút, do đó kẻ gian chỉ dùng que dò bi, đỏan, vam, ni tơ lỏng v.v.. với một số ruột chìa thông thường, với các ruột chìa có hệ thống bi, máng chìa phức tạp, thời gian để vô hiệu hóa thường được tính bằng giờ, do đó những tay trộm chuyên nghiệp không dùng cách bắn bi thông thường sau khi đã nhìn thấy thương hiệu của khóa cửa hoặc hệ thống máng chìa, mà thực hiện bằng những cách như sau :
A.Khoan ổ bi : dùng khoan pin 12v, khoan xuyên qua hệ thống bi chặn (stop pin) để hệ thống bi khóa rớt xuống, sau đó dùng tô vit dẹp xoay nhẹ máng chìa để mở cửa ( Khắc phục trường hợp này bằng cách dùng ruột chìa chống khoan, lọai này có trang bị cây ti thép hình trụ ngay đầu ruột chìa, mủi khoan không thể xuyên qua được ).
B. Khoan ốc ruột chìa : dùng khoan 12v, khoan xuyên qua mặt nạ, vỏ thân khóa vào tâm con ốc dùng để kết nối thân khóa và ruột chìa, sau đó dùng tay kéo ruột chìa ra và dùng tô vit dẹp xoay càng lừa của thân khóa để mở cửa ( trường hợp này nên dùng ruột chìa có cánh cam lệch tâm 150, lọai này không thể rút ruột chìa ra nếu không có chìa khóa, hoặc dùng ốc thép để vặn ruột chìa vào thân khóa )
C.Bẻ ổ bi : dùng típ thép đút vào đầu võ ruột chìa để bẽ gãy ruột chìa sau đó dùng tô vít dẹp xoay càng lừa để mở cửa. ( khắc phục trrường hợp này bằng cách dùng ruột chìa có ti thép chạy dọc theo chiều dài ruột chìa hoặc dùng ruột chìa có chiều dài bằng hoặc cao hơn mặt nạ khỏang 1 mm để chống bẻ ruột chìa )
2- XÂM NHẬP BẰNG ĐƯỜNG THÂN KHÓA:
Các cánh cửa thường có nẹp, chỉ hoặc mạch âm dương để che kín khe cửa và chốt khóa, kẻ gian thường dùng xà beng nhỏ hoặc vít đóng cạy cong hoặc bể nẹp sau đó dùng lưỡi cưa sắt luồn vào cắt chốt khóa ( khắc phục trường hợp này nên dùng lọai thân có chốt khóa trang bị 2 cây ti thép hình trụ ở 2 đầu trên và dưới chốt khóa, lưỡi cưa không thể nào cắt đứt được hoặc dùng lọai thân có chốt khóa hình trụ xoay tự do, khi cưa trụ sẽ xoay lưỡi cưa không ăn vào được, hoặc dùng lọai chốt có nhiều miếng thép mỏng ghép lại, sẽ bẽ gãy lưỡi cưa khi lưỡi cưa vào sâu vừa bằng mặt lưỡi )
3- XÂM NHẬP BẰNG ĐƯỜNG CHỐT CỬA ( cửa 2 – 4 cánh ):
a- Đối với các lọai cửa có gắn kính, kẻ gian có thể cắt kính hoặc cạy chỉ, nẹp để luồn tay vào xoay, mở chốt cửa, sau đó xô nhẹ cánh cửa, chốt của khóa cửa sẽ bị bung hoặc lỗ khung bao biến dạng và cửa sẽ bị mở ra ( Khắc phục bằng cách dùng kính cường lực, chỉ, nẹp phải ở mặt trong nhà, chốt cửa phải dấu tay mở hoặc có khóa )
b- Dùng lưỡi cưa cắt chốt cửa phía dưới sàn, đẩy mạnh cho cánh cửa vênh ra, chốt khóa sẽ thóat ra khỏi cánh bên chết hoặc dùng lưỡi cưa cắt chốt khóa như ở phần 2 ( Khắc phục bằng cách gia công cửa có khỏang hở sàn tối đa 5 mm, đối với cửa có khỏang hở lớn hơn nên gia cố thêm một miếng bát bằng thép hoặc đóng một cây đinh thép vào đố dưới, phía trước đầu chốt để chống cưa chốt )
4- XÂM NHẬP BẰNG ĐƯỜNG BẢN LỀ:
Các cửa có hướng mở ra bản lề đều nằm ở phía ngòai, do đó dễ bị cưa cốt bản lề ( lề cối ) hoặc dùng kềm chết vặn 2 đầu bản lề ra, dùng tô vit nhỏ đè cho cốt rơi xuống ( lề lá ) sau đó di dời cánh cửa đi chổ khác ( trường hợp này nên dùng cửa mở vô, nếu không thay đổi thiết kế được nên trang bị thêm chốt khóa tại đố đứng đầu chốt cắm vào khung bao ( thiết kế như két sắt )
- Hệ thống an ninh luôn là ” Tuyệt đối hôm qua, tương đối hôm nay, lỗi thời ngày mai “